Cung đình Huế là một trong những di sản văn hóa quý giá của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Nằm ở trung tâm thành phố Huế, cụm thành nguy nga này không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế, mà còn là biểu tượng lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của cả dân tộc Việt Nam. Hãy cùng Tway Air khám phá qua nội dung sau đây.
Giới thiệu về Cung Đình Huế
Cung đình Huế hay còn gọi là Kinh thành Huế, là trung tâm chính trị văn hóa và tôn giáo của triều Đại Nam (Nguyễn) trong suốt 143 năm (1802-1945). Quần thể cung đình này được vua Gia Long khởi công xây dựng và vua Minh Mạng hoàn thiện, bao gồm nhiều công trình nguy nga và kiến trúc độc đáo.
Trong số những khu vườn ngự uyển nổi bật tại di tích, vườn Thiệu Phương được vua Thiệu Trị liệt kê vào danh sách “mười cảnh đẹp nhất” trong cung cấm. Đây là khu vườn đầu tiên trong số khoảng 30 vườn ngự ở Huế được tái hiện một cách chân thực dựa trên các tư liệu lịch sử.
Ngoài ra, công trình Tả Vu, một phần của Điện Cần Chánh nằm trong Tử Cấm Thành, cũng đang được phục dựng. Nội thất của Tả Vu, bao gồm tường và trần nhà, được trang trí với phong cách châu Âu nhưng vẫn giữ nét truyền thống cung đình Huế, với các họa tiết đặc trưng như “Tam sư hí cầu,” “Tam tinh,” “Lưỡng Long triều nghi,” “Lưỡng Long chầu nhật,” “Ngũ Phúc kiếm thọ,” và “Cổ đồ bát bửu.”
Các công trình khác như Nhà Tả Trà, Đông Khuyết Đài và Tây Khuyết Đài – những điểm nhấn kiến trúc quan trọng của Hoàng thành Huế – hiện cũng đang được trùng tu để trở thành những điểm tham quan hấp dẫn. Nhà Tả Trà từng là nơi nghỉ chân của những người chờ yết kiến Hoàng Thái Hậu, trong khi Đông Khuyết Đài và Tây Khuyết Đài là hai trong bốn khuyết đài được xây dựng ở bốn mặt Hoàng thành theo lệnh của vua Gia Long.
Kiến trúc của Cung Đình Huế
Khám phá các kiến trúc nổi bật của Cung Đình Huế qua một số nội dung sau đây. Đó là:
Hoàng thành
Hoàng thành là trung tâm của Kinh thành Huế, nơi đặt các cung điện quan trọng như Ngô Môn, Điện Thái Hòa, Thị Trung và Hiển Lâm Các. Tất cả các công trình đều được thiết kế dựa trên nguyên tắc phong thủy, đảm bảo tính đối xứng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành, nằm ở trung tâm Hoàng thành, là khu vực đặc biệt quan trọng, nơi sinh hoạt và làm việc của vua và hoàng gia. Điểm nhấn của khu vực này là Điện Cần Chánh, nơi vua triều kiến quan lại và quyết định các vấn đề quốc gia.
Lăng Tẩm Các Và Vườn Ngự
Ngoài các công trình chính, cung đình Huế còn có nhiều khu vườn nguyên, đặc biệt như Vườn Ngự Minh Viện và Thượng Uyển. Đây là nơi vua và hoàng gia thư giãn, thưởng thức không gian xanh tươi.
Lịch sử hình thành và phát triển
Kinh thành Huế được xây dựng dưới triều đại Nhà Nguyễn, bắt đầu từ năm 1802 khi vua Gia Long đăng quang. Công trình này được xem là biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối và tính chính danh của nhà Nguyễn. Trong suốt thời gian hoạt động, cung đình Huế chứng kiến nhiều biến động lịch sử, từ thời kỳ thịnh trịnh đến khi chế độ phong kiến sụp đổ.
Cố đô Huế, nơi từng là trung tâm quyền lực của triều Nguyễn trong suốt 143 năm, nay đã trở thành một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Công trình vĩ đại này được khởi công vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và chỉ hoàn thiện vào năm 1832, khi vua Minh Mạng trị vì. Bên trong những bức tường kiên cố dày đến 21m là hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ, phục vụ đời sống và công việc của triều đình nhà Nguyễn.
Giá trị văn hóa và du lịch của Cung Đình Huế
Khi đến Huế, du khách còn có thể trải nghiệm cảm giác “trở thành vua” qua hoạt động hóa thân độc đáo. Mặc lên mình hoàng bào, đội mũ miện, ngồi trên ngai vàng uy nghi với cung tần mỹ nữ hầu cận và lưu lại những bức ảnh ấn tượng – đây thực sự là một ý tưởng sáng tạo thu hút không ít khách tham quan.
Văn hóa cung đình
Cung đình Huế là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa quý giá như nghệ thuật sắp đặt, âm nhạc cung đình và lễ nghi hoàng gia. Nhạc Nhã Nhạc của cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Du lịch và khám phá
Hiện nay, cung đình Huế là điểm đến hấp dẫn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động như thăm quan, tìm hiểu lịch sử, tham gia lễ hội và thưởng thức văn hóa cung đình đã mang đến những trải nghiệm độc đáo cho du khách.
Những thách thức trong việc bảo tồn
Mặc dù cung đình Huế đã được trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn đề bảo tồn di sản đang đối diện với nhiều thách thức. Các yếu tố thời tiết, sự tàn phá do chiến tranh và thiếu nguồn lực tài chính là những nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm.
Giá vé tham quan tại Huế
- Hoàng Cung Huế
- Người lớn: 150.000 VNĐ/người/lượt.
- Trẻ em từ 6-12 tuổi: 30.000 VNĐ/người/lượt.
- Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định
- Người lớn: 100.000 VNĐ/người/lượt.
- Trẻ em từ 6-12 tuổi: 20.000 VNĐ/người/lượt.
- Lăng Gia Long, Lăng Thiệu Trị, Lăng Đồng Khánh và Điện Hòn Chén
- Giá vé chung: 40.000 VNĐ/người/lượt.
- Cung An Định và Đàn Nam Giao
- Giá vé chung: 20.000 VNĐ/người/lượt.
- Các tuyến tham quan kết hợp:
- Tuyến 3 điểm: Hoàng Cung + Lăng Minh Mạng + Lăng Khải Định: 280.000 VNĐ/người/lượt (trẻ em 6-12 tuổi: 55.000 VNĐ).
- Tuyến 4 điểm: Hoàng Cung + Lăng Minh Mạng + Lăng Tự Đức + Lăng Khải Định: 360.000 VNĐ/người/lượt (trẻ em 6-12 tuổi: 70.000 VNĐ).
Kết Luận
Cung đình Huế không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam, mà còn là một chứng nhân sống động của lịch sử và văn hóa dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy giá trị của di sản này là trách nhiệm của mỗi người, góp phần vào việc bảo tôn văn hóa dân tộc và thu hút du khách quốc tế. Khi đến đây bạn còn có thể thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng mang đậm nét ẩm thực cung đình Huế trứ danh mà bạn nhất định không thể bỏ qua.